Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015

BÀI DỰ THI SÁNG TÁC CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM - 20 THÁNG 11

NGƯỜI ĐƯA ĐÒ CẦN MẪN
Tuổi học trò như một giấc mơ thần tiên . Lúc nào cũng đẹp, lúc nào cũng đầy ắp niềm vui. Kỷ niệm đối với tôi như một trang ký ức, và khi nhớ về lúc xưa ấy , lòng tôi lại bồi hồi nhớ đến cô Phong- người mà tôi thích học nhất. Giờ đây sống giữa thầy bạn mới với bao ngỡ ngàng , xa lạ, tôi càng mong ước rằng cô sẽ ở đây, dù rằng đó chỉ là giấc mơ, nhưng tôi vẫn muốn nó trở thành hiện thực
Cô Phong bây giờ chắc vẫn còn trẻ đẹp như ngày xưa nhỉ ? ngày đầu tiên gặp cô, cô chỉ mới ngoài 20. Lúc ấy tôi còn nhầm cô là nữ sinh mới ra trường cơ.Ngày nào đến lớp cô vẫn với chiếc áo dài trắng, màu của tuổi học trò , trắng trong như tuổi thơ chúng tôi vậy ! Cô tôi rất dễ gần, cái cảm giác đầu tiên khi tiếp xúc với cô là sự thiện cảm và sự mến thương. Chắc vì thế nên tụi nhỏ chúng tôi thường xúm xít bên cô, tíu ta tíu tít như bầy chim non sum vầy quanh mẹ…
Tôi thích nhất là lúc cô giảng bài . Giọng đọc thật truyền cảm, lúc trầm ấm như tiếng mẹ ru con, lúc ngân vang như tiếng chim họa mi hót chào ngày mới, đưa chúng tôi vào thế giới thần tiên . Từ một giờ Tập đọc chán ngắt, cô biến nó thành giờ học hết sức sinh động, dẫn dắt chúng tôi đi tìm hiểu những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống , đến nỗi trống đánh báo hiệu hết giờ rồi mà chúng tôi vẫn không muốn ra chơi.
Nhưng, nhớ nhất, ấn tượng nhất vẫn là : một lần , tôi tỉnh giấc vào buổi trưa lạnh giá của mùa đông, quay qua quay lại tôi chẳng thấy ai cả, tôi lại nằm xuống và dự định tìm lại giấc mơ mình đang bỏ dở… Bất ngờ, có tiếng sột soạt dưới sàn, lo sợ, tôi hé mắt nhìn xem. À, thì ra , cô tôi đang sắp xếp bàn ghế, chỉnh sửa lại sách vở chúng tôi để lộn xộn. Mấy hôm nay thấy cô mệt mỏi, thì ra trưa nào cô cũng thức canh chúng tôi ngủ, nhẹ nhàng kéo chăn đăp cho từng đứa … Lúc ấy , nước mắt tôi chực trào. Có ai ngờ rằng, cô thương chúng tôi nhiều như vậy. Tôi cứ thầm mong sao cho mình nhanh lớn để đủ sức phụ bớt cho cô nhưng công việc như thế...
Từ khi học cô cho đến bây giờ chưa một lần tôi thấy cô tôi tức giận với ai bao giờ. Cũng có một vài buổi học, có những bạn ham chơi không học bài, cô chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng, tưởng được tha, ai ngờ cô còn cho thêm bài chép phạt. Sau ngày hôm đó, chúng tôi đã “biết điều”, suốt cả buổi học luôn chăm chú vào bài, không một chút lơ đễnh. Cô Phong bao dung và độ lượng lắm! Các bạn trong lớp tôi ai cũng mên cô, thương cô. Giờ ra chơi, lúc nào cô cũng ở lại lớp, cầm tay từng bạn và uốn nắn từng chữ, từng dòng, tập cho chúng tôi cách phát âm và đánh vần. Chũng tôi còn thường quây quần bên cô để nghe cô kể chuyện. Những câu chuyện mà chúng tôi được nghe đều là những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò và là những kinh nghiệm quý báu trong học tập mà cô đã từng trải qua để tuổi nhỏ chúng tôi học theo…
Đúng như người xưa thường nói: "Thầy cô như người lái đò cần mẫn , đưa lớp này đến lớp khác sang sông “. Nhưng có mấy ai quay về bến đò ngày xưa. Họ cứ đi mãi, đi mãi . Còn lại nơi bến đò xưa ấy, thầy cô vẫn cứ đứng chờ . Họ cũng chả biết chờ đợi cái gì, chỉ biết rằng họ cứ lái đò đưa khách sang sông . Trước giờ, chúng tôi cứ nghĩ công việc dạy học là thảnh thơi, họ dạy chúng tôi là một kế sinh nhai . Nhưng không phải thế, thầy cô không chỉ cung cấp cho chúng tôi kiến thức, họ còn dạy chúng tôi làm người- đúng nghĩa một con người- Họ dạy chúng tôi bao điều hay lẽ phải, họ thương chúng tôi như đứa con mà họ đứt ruột sinh ra, họ mong cho chúng tôi ngoan hiền, chăm học. Họ vui buồn theo những thành quả học tập của chúng tôi. Thật đúng nghĩa : "Cô giáo như mẹ hiền"
Và rồi kỳ nghỉ hè lại đến. Chúng tôi phải xa cô giáo của chúng tôi. Trong ngảy tổng kết cuối năm , đứa nào đứa nấy khóc sướt mướt, không muốn phải rời xa cô. Trước lúc chia tay cô về nghỉ hè, cô cứ nói với chúng tôi: “ nhớ đến thăm cô nhé!” rồi cô vẫy tay tạm biệt chúng tôi, trên môi vẫn nở nụ cười hạnh phúc.
Đối với tôi, cô Phong là hình ảnh tuyệt vời nhất, để lại những ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc nhất trong tuổi thơ của mình. Và từ hình ảnh vô cùng đẹp đẽ ấy, tôi lại nuôi một ước mơ: Sau này lớn lên , tôi cũng sẽ làm cô giáo, cũng sẽ yêu thương học trò như cô giáo Phong của tôi và tôi tự nhủ : Tôi cũng sẽ là người đưa đò cân mẫn như thế!!!
Võ Thị Trúc Linh – Lớp 7/8
NGÀY NHÀ GIÁO
Hôm nay ngày nhà giáo
Lớp tíu tít vào ra
Khăn trải bàn, lọ hoa
Bảng phấn lau gọn ghẽ
Nhưng thích nhất có lẽ
Là ai cũng thuộc bài
Giờ kiểm tra sớm mai
Cả lớp xung phong nhé!
Cô cười tươi, tươi thế
Lớp hứa với cô nha:
“Chúng em luôn chăm chỉ
Để cô em mãi vui”
Lê Thị Linh Trang – 7/8
QUÀ TẶNG THẦY CÔ
Mừng ngày nhà giáo Việt Nam
Rộn ràng em đến thăm thầy, thăm cô
Thầy cô vẫn chẳng khác xưa
Chỉ mỗi mái tóc lưa thưa, bạc màu
Em thương thầy cô biết bao
Hằng ngày cần mẫn lái đò sang sông
Dòng sông tri thức mênh mông
Nuôi dưỡng trí tuệ em thêm từng ngày
Khi em đứng trước cô thầy
Một câu cảm tạ mãi không thành lời
Chờ cho ngày ấy đến mau
Để tặng cô giáo món quà nhỏ xinh
Với một lời chúc giản đơn
Của đứa trò nhỏ kính dâng cô thầy
Lòng em chỉ ước mong sao
Thầy cô mạnh khỏe, ngày ngày vui tươi
Trên đường hướng tới tương lai
Nuôi thế hệ trẻ mau mau thành người
Lê Hoàng Thảo Xuân – 7/8
ƠN THẦY
                                                 Công ơn thầy cô giáo
                                                 Đã dạy dỗ chúng em
                                                 Chắp cánh những ước mơ
                                                 Bay vào tương lai mới
                                                 Mà ở phương trời đó
                                                 Bóng hình của thầy cô
                                                 Vẫn hiện trong trí nhớ
                                                 Của học trò chúng em
                                                 Những ngày còn thơ ngây
                                                 Được thầy cô dạy dỗ
                                                 Những điều hay, lẽ phải
                                                 Mong chúng em nên người
                                                 Ôi! Những thầy cô giáo
                                                 Mà mãi một điều rằng
                                                Chúng em sẽ không quên
                                                 Và… Yêu thầy cô nhiều lắm!
Trần Hằng Phương – 7/8
CÔ GIÁO EM
Ngày đầu tiên đến lớp
Nhìn gương mặt của cô
Hiền hòa và đôn hậu
Ôi!Cô giáo của em,
Người mà em yêu quí
Cô dạy em cái chữ
Và đạo lý làm người
Hôm nay em thành đạt
Ghi nhớ hoài ơn cô.
Nguyễn Thúy Hạnh 7/8
"Không thầy đố mày làm nên"
Chắc ai cũng đã từng nghe câu thành ngữ này rồi phải không? Tôi đã nghe , từ lúc mới bốn tuổi tôi đã thuộc nó rồi. Nhưng tôi không hiểu. Tôi không hiểu tại sao không có thầy cô thì chúng ta không thể thành người. Xung quanh chúng ta có biết bao nhiêu người , nào là: ba,mẹ,ông,bà,.. Dù không có thầy cô thì chúng ta vẫn có họ , họ sẵn sàng chỉ bảo cho chúng ta bất cứ khi nào,cần gì có thầy, có cô nữa.
 Nhưng bây giờ , chúng ta hãy thử tưởng tượng xem, giả sử trên thế gian này không còn thầy cô, nghề nhà giáo không tồn tại nữa thì điều gì sẽ xảy ra? Ai cũng biết nghề nhà giáo là nghề trồng người . Nếu không có nhà giáo, thầy cô thì người ta không thể nên người . Nếu không có thầy cô thì cả thế gian này sẽ chìm trong bóng tối vì mù chữ. Cho dù có bao nhiêu tiền bạc thì cũng không thể mua được chữ nghĩa, rồi cả thế giới này sẽ chìm ngập trong chiến tranh. Tại sao lại như thế?Bởi vì con người lúc bấy giờ sẽ không biết yêu thương là gì,không biết hòa bình là gì . Bởi những điều đó đã theo thầy cô mà tan biến . Thầy cô không chỉ cho ta kiến thức mà còn cho ta đạo lý làm người giữa người và người với nhau.
  Họ là những con người thầm lặng , ngày qua ngày im lặng làm tốt công việc của mình. nhìn bề ngoài , có ai nghĩ họ cực như thế đâu , lúc lên lớp luôn trang bị cho mình một bộ áo dài hoặc một chiếc áo vét mới toanh. Nhìn như vậy nên ai cũng nghĩ là họ rất sung sướng nhưng thực ra không phải vậy, mỗi đêm khi cả phố phường đã yên giấc ngủ say,thì thầy cô vẫn còn thức, cặm cụi soạn giáo án , chuẩn bị cho tiết dạy ngày mai. Mỗi sáng, người đến trường sớm nhất vẫn là thầy cô. Họ thức khuya dạy sớm ,công việc ở trường luôn được đặt lên hàng đầu, nhưng rồi có ai thấu hiểu cho nỗi khổ tâm của thầy cô.Họ như những người lái đò , âm thầm lặng lẽ chèo đò qua sông. Dù cho có sóng hay như thế nào đi nữa thì thầy cô vẫn phải vững tay chèo. Qua sông rồi khách đi, không trở lại nữa, chỉ còn người lái đò và con đò ở lại. Rồi lại ngày qua ngày ,tiếp tục đưa những hành khách khác qua sông.
 Đối với cuộc đời của mỗi con người, thầy cô là tia hi vọng. Ai cũng biết trên con đường đời, không biết có bao nhiêu cạm bẫy,có bao nhiêu hố sâu vạn trượng đang chờ chúng ta nhảy vào . Thầy cô là ngọn đèn soi sáng ta trong màn đêm dày đặc để ta tránh xa những hố tội lỗi và cạm bẫy,để ta bình an đi hết quãng đường đời.Nhỡ có ai vô tình sa vào những cám dỗ, cạm bẫy thì thầy cô sẽ là tia hi vọng , nhắc nhở , dìu dắt ta trở về đường ngay, nẻo chánh . Thầy cô như người cha, người mẹ thứ hai của chúng ta . Họ sẵn sàng quan tâm , giúp đỡ ta lúc ta cần họ.
Ôi! Thầy cô thật cao cả làm sao. Cả đời họ chưa từng nghĩ cho bản thân mình, chỉ nghĩ cho những đứa con thơ của họ.Nhân ngày nhà giáo Việt Nam tôi xin chúc cho những người thầy cô yêu quý của chúng ta có nhiều niềm vui và hạnh phúc từ gia đình và trường lớp. Chúc thầy cô luôn khỏe mạnh để tiếp tục công việc cao đẹp của mình:Trồng người.
Trầm Lê Thế Phương - Lớp 7/8

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

Ý NGHĨA NGÀY 20 THÁNG 10

Ngày Phụ nữ Việt Nam là một ngày lễ kỷ niệm nhằm tôn vinh phụ nữ, được tổ chức vào ngày 20 tháng 10 hàng năm ở Việt Nam. Vào dịp này, phụ nữ ở Việt Nam, cũng như tại các nơi khác trên thế giới, được nhiều người bày tỏ sự quan tâm và tôn vinh dưới nhiều hình thức nhưng phổ biến nhất vẫn là tặng hoa hồng, thiệp và kèm theo những lời chúc mừng.
229.jpg (500×375)

Tại sao lại có ngày này

Vào ngày 20 tháng 10 năm 1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên là Hội Phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập, để đánh dấu sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20 tháng 10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỉ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là “Ngày Phụ nữ Việt Nam”.

Trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam, dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa, Ngày Phụ nữ Việt Nam cũng là ngày tưởng niệm Hai bà Trưng vào ngày 6 tháng 2 âm lịch.

Đã có hoạt động gì kỷ niệm ngày 20.10

Vào những ngày này, hoạt động chào mừng ngày 20 tháng 10 tại Việt Nam được chú ý một cách khá đặc biệt, một số họat động liên quan đến phụ nữ đã diễn ra nhằm vinh danh nữ giới, nhiều cơ quan cũng như công ty đã tổ chức các lễ trao giải thưởng cho những phụ nữ xuất sắc hoặc đạt thành tích trong một số lãnh vực.

Các chương trình văn nghệ chào mừng ngày 20 tháng 10 cũng được tổ chức nhiều và khá công phu, một số ca sĩ nổi tiếng trong nước được mời để tham gia trình diễn, các bài hát về chủ đề phụ nữ và tình yêu như: “Thu quyến rũ”, “Em hãy ngủ đi”, “Này em có nhớ”,… thường được mọi người trình bày trong những ngày này.

Trong những ngày này, thị trường quà tặng cho phụ nữ, nhất là hoa tươi và đồ trang sức rất sôi động và đa dạng, nhiều người sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để có những món quà đặc biệt dành tặng cho người mình quan tâm, cũng trong ngày 20 tháng 10, nhiều đường phố tại một số thành phố lớn ở Việt Nam như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã xảy ra tình trạng kẹt xe vì lượng người lưu thông tăng đột biến, nhất là vào buổi tối.

207.jpg (400×300)

KẾT QUẢ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 7/8 VÒNG 1

STT
Môn
Họ và tên
Điểm
Vị thứ
1
Ngữ Văn
Võ Thị Trúc Linh
7.8
1
2
Lê Hoàng Thảo Xuân
6.8
6
3
Hồ Trần Khánh Quỳnh
6.3
12
4
Trầm Lê Thế Phương
5.3
23
5
Huỳnh Vũ Quốc Huy
4.5
31
6
Lê Thị Linh Trang
4
33
7
Toán
Nguyễn Ngọc Uyển Nhi
3.3
19
8
Tiếng Anh
Phan Ngọc Lân
36
7
9
Ngô Quốc Phú
27
17
10
Trần Châu Minh Hiếu
24
20
11
Phạm Minh Tú
22.5
25

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT NÓI VỀ CUỘC THI “NGỢI CA, TÌM HIỂU LỊCH SỬ, CHỦ QUYỀN ĐẤT NƯỚC, HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC CỦA HỒ CHÍ MINH” CỦA THẦY VÀ TRÒ TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG

BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT NÓI VỀ CUỘC THI “NGI CA, TÌM HIU LCH S, CH QUYN ĐT NƯỚC, HC TP VÀ LÀM THEO TM GƯƠNG ĐO ĐC CA H CHÍ MINH” CỦA THẦY VÀ TRÒ TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG

Sáng ngày 21-9, tại Trường THCS Lý Tự Trọng, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam, nhà trường đã kết hợp với Văn phòng báo Đại Đoàn Kết tại Quảng Nam và Công ty Tất Thắng.De.Cor đã tiến hành tổng kết và trao giải thưởng về hội thi “Ngợi ca, tìm hiểu lịch sử, chủ quyền đất nước, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh”.
Phần trình diễn của các em trong chương trình thi hùng biện.
Đây là hội thi do nhà trường phát động, Công ty Tất Thắng.De.Cor  thông qua Văn phòng báo Đại Đoàn Kết tại Quảng Nam, Quảng Ngãi tài trợ toàn bộ chương trình. Hội thi với nhiều nội dung phong phú hấp dẫn cụ thể cho từng khối lớp. Như đối với khối lớp 6 là các chủ đề về bài hát phù họp với nội dung 1 trong 5 điều Bác dạy. Khổi lớp 7, hát về "Bác Hồ, Đảng Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN), chủ quyền biển đảo." – Múa dân vũ. Khối lớp 8,9 thì các em thi về hùng biện những nội dung về chủ quyền đất nước, ngoài ra các em còn thi vẻ tranh tường và nhiều nội dung hấp dẫn, bổ ích khác.
Thầy Nguyễn Tấn Sĩ, hiệu trưởng nhà trường cho biết, cuộc thi kéo dài từ ngày 17-8 đến nay, chủ yếu các em thể hiện ngay tại các buổi  chào cờ và ngày khai giảng. Trong phần tìm hiểu lịch sử, chủ quyền đất nước các em đã tranh tài hùng biện, minh họa bằng nhiều hình thức như Pano, khẩu hiệu, hình ảnh, múa minh họa,… tất cả do sự sáng tạo của lớp để làm rõ thêm chủ đề.
Trong đó các chủ đề đã được các em thể hiện cụ thể là: Trình bày về sự kiện giàn khoan 981 xâm phạm chủ quyền VN; Trình bày về việc Philippin đang khởi kiện Trung Quốc; Đường lưỡi bò thể hiện mưu đồ gì của Trung Quốc?; Trung Quốc đã cải tạo, bồi lấp trên các đảo của Việt Nam như thế nào?; Giới thiệu luật biển Việt Nam liên hệ để thấy những sai trái của Trung Quốc; C.O.C là gì? Vì đâu mà đến nay C.O.C chưa ra đời ? Giới thiệu về phân định ranh giới VN - Campuchia và các sự kiện gần đây; Trình bày về cuộc xâm lược của Trung Quốc năm 1979; Trình bày về cuộc chiến biên giới Tây – Nam; Sự gian dối, độc hại của một số hàng hóa, thực phẩm Trung Quốc; Các cuộc xâm lược lớn của Trung Quốc trong lịch sử Việt Nam, kết quả? Trung Quốc đang gây hấn với những nước láng giềng như thế nào? Giới thiệu các luật biển quốc tế, vạch trần vi phạm của Trung Quốc; Các ký kết về biên giới trên bộ, trên biển của Việt Nam và Trung Quốc,...
“Mục đích của chúng tôi là nhằm giáo dục tình yêu quê hương đất nước, lãnh tụ; ngợi ca Đảng CSVN, bồi dưỡng hiểu biết về truyền thống dân tộc, chủ quyền đất nước, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong học sinh; để kịp thời cho học sinh nắm bắt về diễn biến tình hình an ninh chủ quyền biên giới, những âm mưu của các thế lực thù địch nhằm nâng cao cảnh giác. Giáo dục ý thức thường trực bảo vệ chủ quyền đất nước, hiểu biết về lịch sử, truyền thống dân tộc, ca ngợi Đảng, Bác Hồ trong học sinh. Qua hội thi phát hiện tài năng diễn xuất, các năng khiếu của các tập thể và cá nhân trong học sinh. Thật đáng mừng là các em đã rất ý thức và thực hiện rất hiệu quả. Chúng tôi chân thành cảm ơn Văn phòng báo Đại Đoàn Kết tại Quảng Nam đã đồng hành, khích lệ thầy trò chúng tôi trong chương trình này”.
Tại buổi trao giải nhà trường đã trao mỗi khối lớp 1 giải nhất, 1 giải nhì và 1 giải ba. Kết quả mỗi lớp được tính điểm thi đua trong năm học.
Sau đây là một số hình ảnh chúng tôi ghi lại được:
Các em học sinh tham gia đông đủ tại buổi trao giải thưởng.
Thầy Nguyễn Tấn Sĩ, hiệu trưởng nhà trường đánh giá về kết quả hội thi.
Giám đốc Công ty Tất Thắng.De.Cor trao giải tại cuộc thi.
Hiệu phó nhà trường thầy Nguyễn Tấn Bền trao giải thưởng cho các em.
Thầy Nguyễn Tấn Sĩ, hiệu trưởng nhà trường trao giải thưởng cho các em.
Trao giải thưởng cho các em.
Tranh tường do các em học sinh thể hiện.
Phần trình diễn của các em trong chương trình thi hùng biện.